New:
Hỗ trợ trực tuyến
Hotline:
0909270078
hình ảnh viber hình ảnh viber
Mr TuấnSkype
Phone: 0909270078
Video

So sánh HP Latex với máy in UV, mực dầu

So sánh HP Latex với máy in UV và máy in mực dầu (solvent), ưu nhược điểm của từng loại máy in, tại sao máy in HP Latex lại có giá cao.

 

Tiếp nối bài so sánh máy in HP Latex và máy in solvent được nhiều đọc giả chú ý. Hôm nay HP Latex Việt Nam và Tín Phát sẽ chia sẽ thêm. Về điểm khác biệt giữa máy in HP Latex với máy in mực UV. Để tiện so sánh và đánh giá cho người đọc. Ưu nhược điểm của mực dầu cũng sẽ được nhắc lại tóm tắt. Tìm hiểu ngay.

<img alt="" so"="" class="lazyloaded size-full wp-image-1634" data-cke-saved-src="https://hplatex.vn/wp-content/uploads/2020/07/so-sanh-hp-latex-voi-may-in-solvent-uv-banner.jpg" src="https://hplatex.vn/wp-content/uploads/2020/07/so-sanh-hp-latex-voi-may-in-solvent-uv-banner.jpg" style="border-style:none; box-sizing:border-box; display:inline-block; height:auto; max-width:100%; opacity:1; transition:opacity 1s ease 0s; vertical-align:middle">

Ưu nhược điểm máy in mực dầu

So sánh HP Latex với Eco Solvent: 5 cân nhắc trước khi muaSo sánh HP Latex với Eco Solvent: 5 cân nhắc trước khi mua

Công nghệ in phun mực dầu là bước nhảy vượt bậc sau mực dye gốc nước. Vốn chỉ sử dụng trong nhà. Ngày càng được cải tiến để đáp ứng nhu cầu thị trường. Ưu điểm của công nghệ này có thể kể tới bao gồm:

Ưu điểm máy in mực dầu

  1. Cho phép in ngoài trời: Nếu chỉ có mực gốc nước như trước đây thì ứng dụng quảng cáo ngoài trời sẽ bị bỏ trống. Cái công nghệ cải tiến sau đó như UV hay Latex sẽ mất nhiều thời gian để đạt chất lượng như hiện nay.
  2. Màu sắc rực rỡ: Mực in solvent đánh mạnh vào độ rực rỡ của mực in và bản in thành phẩm. Bằng việc bổ sung thêm các màu mực phụ như Red (đỏ cờ), Green (xanh lục), Orange (cam),… để tạo không gian màu rộng hơn.
  3. Cho phép uốn, gập bản in: Nếu so sánh với mực in UV, bản in solvent có độ kéo dãn và gập tốt hơn rất nhiều. Lớp mực mỏng cho phép giữ nguyên bản chất của bề mặt vật liệu.

Tuy nhiên, vì là công nghệ khá cũ nên máy in mực dầu vẫn sẽ có những nhược điểm như sau:

Nhược điểm máy in mực dầu

  1. Độ bền màu thấp: Lớp mực mỏng và bản chất công nghệ mực khiến bản in mực dầu thường có tuổi thọ dưới 1 năm, thậm chí vài tháng. Con số này có thể tăng lên tuy nhiên giá thành phẩm cũng sẽ tăng theo.
  2. Thời gian chờ mực bay hơi hoàn toàn: Bản in mực dầu cần tối thiểu 6 tiếng để dung môi bay hơi hoàn toàn. Nếu không, bản in sẽ bị lem nhòe sau 1 thời gian. Nếu cán màng ngay sau khi in, màng cáng sẽ bong ra rất nhanh hoặc tạo ra bong bóng.
  3. Mùi hôi nặng, không an toàn cho sức khỏe: Mặc dù nhiều hãng sản xuất đã ra mắt mực in eco-solvent nhưng solvent vẫn sẽ là solvent (dung môi). Mực in càng đắt thì mùi hôi càng ít tuy nhiên người dùng đánh giá đây là loại mực có mùi hôi nhất so với mực in UV và Latex. Chính vì điểm này mà mực in solvent thường khó được chấp nhận khi áp dụng cho nhà ở, trường học, bệnh viên hoặc khách sạn, trung tâm hội nghị cao cấp.

Trước khi so sánh hp latex với máy in UV cùng tìm hiểu ưu và nhược điểm của công nghệ in độc đáo này.

Ưu nhược điểm máy in UV

Công nghệ mực in UV sử dụng tia cực tím (Ultra-Violet light) để biến đổi mực in từ trạng lỏng thành rắn ngay lập tức. Vì ở dạng rắn nên ứng dụng chủ yếu của máy in UV là trên các vật liệu tấm, phẳng. Vậy ưu và nhược điểm của máy in UV là gì, cùng bắt đầu với ưu điểm.

Ưu điểm máy in UV

  1. Độ bền cao: Độ bền của mực sau khi sấy rất cao. Từ dạng lỏng trở thành 1 lớp cứng, nổi cộm lên trên bề mặt vật liệu. Cho phép để ngoài trời trên 2 năm chưa cần cán màng.
  2. Hiệu ứng 3D: Chính vì khả năng “nổi cộm” này, máy in UV hiện đang được ứng dụng cho các sản phẩm tranh 3D có chi tiết cao thấp khác nhau.
  3. Hạn chế vật liệu cong, vênh: Vì sử dụng đèn UV sấy khô mực nhanh nên cũng hạn chế tình trạng biến dạng vật liệu khi in các bản in cần mực đậm. Ngoài ra cũng không cần phải đợi mực khô sau khi in như máy in mực dầu nên tiết kiệm thời gian hơn.
  4. Bổ sung mực trắng: Khi in trên vật liệu không có nền trắng như decal phản quang, decal gương, mica trong, kính,… thì máy in có mực trắng sẽ là lợi thế. Thực tế cho thấy những loại vật liệu này đang được sử dụng ngày càng một nhiều trên thị trường quảng cáo Việt Nam.
Nghe quá sức hoàn hảo, vậy nhược điểm của máy in UV là gì? Điểm khác biệt để người dùng cân nhắc giữa hp latex với máy in uv là gì?

Cảnh báo của Mimaki về mực UV LUS20 của họCảnh báo của Mimaki về mực UV LUS20 của họ

Nhược điểm máy in UV

  1. Khó khăn khi cán màng: Chính từ việc mực nổi lên trên bề mặt vật liệu sau khi in. Nên việc cán màng để trở nên khó khăn hơn. Màng cáng có khả năng bong sau 1 thời gian sử dụng. Cao hơn mực in HP Latex và solvent rất lớn.
  2. Giảm năng suất khi in 3D: Việc in 3D tuy hữu ích nhưng tốc độ của máy in cũng giảm. Nếu muốn nổi lên 1mm tốc độ thường phải giảm đi 30 – 40%.
  3. Màu bị chìm: Một nhuoc diem cua may in uv khác là màu thường không tươi. Bằng hai công nghệ in còn lại. Nếu xếp theo thứ tự tăng dần. Thì màu sắc của mực in UV xếp thấp nhất, tới solvent rồi cao nhất là HP Latex.
  4. Mất độ bóng, hiệu ứng của vật liệu: Việc lớp mực dày, cứng trên bề mặt vật liệu cũng làm mất đi độ bóng của các vật liệu bóng như bạt 3M Panagraphic III,… Mực UV cứng cũng kém hơn khi bản in cần cuốn, gập. Thường phải đổi sang loại mực UV dẻo vốn hại đầu in hơn và bảo dưỡng cũng phức tạp hơn mực UV cứng.
  5. Chi phí trung bình – cao: hiện giao động từ 120k/m2 cho chất lượng bình thường.
  6. Không thân thiện với sức khỏe: Mặc dù mực UV đã qua rất nhiều lần cải tiến nhưng bản chất nguy hại cho sức khỏe của con người vẫn khó cải thiện. Trên trang web của Mimaki nói về dòng mực LUS20 của mình họ cũng cảnh báo không tiếp xúc trực tiếp với mực.

Vậy máy in HP Latex có gì?

So sánh HP Latex với máy in UV và mực dầu

HP Latex là gì?Chứng chỉ môi trường mực in HP Latex

Việc lựa chọn hãng máy in để phân phối được Tín Phát lựa chọn kỹ lưỡng. Nếu sản phẩm không chất lượng lại gây tổn hại danh tiếng rất lớn. Khi bắt tay ký kết hợp tác và phân phối chính hãng máy in HP Latex năm 2017. Công ty Tín Phát đã bị thu hút bởi những ưu điểm sau.

Ưu điểm máy in HP Latex

  1. Độ bền hoàn hảo: Không cần cán màng. Độ bền ngoài trời lên tới 6 năm, chống trầy, chống ẩm mốc.
  2. Màu sắc vượt trội: Với gốc nước, màu sắc của máy in HP Latex tốt hơn solvent và UV.
  3. Giữ nguyên hiệu ứng bề mặt vật liệu: Lớp mực cân đối giữa màu sắc và độ dày mực. Giúp bản in HP Latex vẫn thể hiện được hiệu ứng bề mặt. Như bóng, ánh kim, sần sùi,…
  4. Không cần chờ khô, in và giao hàng ngay: Sẵn sàng để giao hàng. Không cần thời gian chờ khô như bản in mực dầu.
  5. Bổ sung mực trắng: Từ dòng HP Latex R series thì đã được bổ sung thêm mực trắng. Để in các loại vật liệu không có nền trắng.
  6. Cho phép uốn, gập, khoan, cắt, hàn: Mực cao su (latex). Vì vậy cho phép bản in thực hiện các thao tác thành phẩm. Như thể dễ dàng uốn, gập, khoan, cắt, hàn và không ảnh hưởng tới chất lượng.
  7. Chi phí đầu in cực rẻ: Giá đầu in chỉ từ 3 triệu/đầu. Đầu in rời nên khi gặp sự cố màu nào chỉ cần thay 1 đầu đó. Hạn chế chi phí khấu hao máy. Áp dụng chế độ bảo hành 1 đổi 1 chính hãng của HP với thời gian lên tới 12 tháng.
  8. Không mùi, thân thiện môi trường: Bạn có thể thấy các chứng chỉ mà HP Latex đạt được. Không mùi, an toàn với sức khỏe kể cả với trẻ em.
  9. Bảo hành dài lâu: Mặc định máy in bảo hành 12 tháng. Mực và đầu in bảo hành từ 6 tới 12 tháng (tùy vào lô đặt hàng vật tư). Riêng máy in cho phép gia hạn bảo hành lên tới 5 năm sau khi máy in hết hạn.

Ôi, hoàn hảo, vậy nhược điểm của máy in latex là gì?

Nhược điểm máy in HP Latex

  1. Chi phí đầu tư ban đầu trung bình – cao: Giá khởi điểm của máy in HP Latex thường là trên 300 triệu.
                           ĐỪNG QUÊN HP ĐANG KHUYẾN MÃI THÁNG 07 GIẢM GIÁ MÁY HP LATEX CHỈ TỪ 2xx TRIỆU.
  2. Chi phí mực trung bình – cao: Giá mực thường ngang với mực in UV chính hãng. Như Mimaki của Nhật hoặc Arizona châu Âu. Vì vậy nếu sử dụng mực refill, mực giá rẻ trước đây thì chuyển đổi sẽ khó hơn. Tuy nhiên, hai đối tượng người dùng cuối khác nhau. Nên chi phí cao nhưng vẫn có thể khấu hao máy được. Với hàng chục máy in Latex phân phối khắp Việt Nam. Chúng tôi tự tin cam kết với bạn điều này.
  3. Yêu cầu điều kiện phòng in đạt một số tiêu chuẩn: Để máy hoạt động ổn định 24/24. Chất lượng bản in duy trì từ khi lắp máy tới 10 năm sau. Thì phòng in cần đạt nhiệt độ, độ ẩm phù hợp. Có thể dễ dàng lắp đặt máy lạnh để giải quyết.

 

Tóm lại, khi so sánh máy in hp latex với máy in uv và mực dầu sẽ thấy rằng. Máy in HP Latex là sự kết hợp của những ưu điểm trên máy in mực dầu và UV. Loại bỏ đi các nhược điểm như mùi hôi, độ bền, màu sắc,… HP cho ra mắt công nghệ này vào năm 2009. Tới nay đã trải qua 4 thế hệ, trở thành xu hướng in ấn quảng cáo toàn cầu. Nếu bạn có thắc mắc gì, vui lòng Liên hệ với HP Latex để nhận tư vấn chi tiết.

Bài viết liên quan